Văn khấn tỉa chân nhang bát hương đầy đủ nhất 2025

5/5 - (3 bình chọn)

Bàn thờ là chốn linh thiêng, và việc thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến lau dọn, di chuyển đồ đạc trên bàn thờ đều cần phải được tiến hành cẩn thận và kính trọng. Trong trường hợp muốn thực hiện rút hoặc tỉa chân nhanh phải có văn khấn. Sau đây là các bài Văn khấn tỉa chân nhang để xin phép các chư vị thần linh.

Hướng dẫn thủ tục tỉa chân nhang bát hương
Hướng dẫn thủ tục tỉa chân nhang bát hương

Tỉa chân nhang Bát hương là gì?

Tỉa chân nhang (hay còn gọi là rút chân nhang) là việc dọn dẹp, sắp xếp lại bát hương trên bàn thờ sau một thời gian sử dụng. Thường thì nghi lễ này được thực hiện vào dịp cuối năm (tháng Chạp âm lịch) hoặc khi bát hương quá đầy chân nhang. Mục đích là để loại bỏ những chân nhang cũ, làm sạch bát hương, thay tro mới (nếu cần), giúp không gian thờ cúng thêm phần thanh tịnh.

Rút chân nhang bát hương khi đầy là cần thiết
Rút chân nhang bát hương khi đầy là cần thiết

Theo quan niệm dân gian, việc tỉa chân nhang không chỉ là dọn dẹp mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Nó thể hiện sự chăm sóc, quan tâm của con cháu đối với tổ tiên và các vị thần linh được thờ phụng.

Chọn thời điểm tỉa chân nhang

Thời điểm lý tưởng để tỉa chân nhang thường là:

  • Ngày 23 tháng Chạp: Dịp cúng ông Công ông Táo, chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán.
  • Ngày rằm hoặc mùng 1: Những ngày này mang ý nghĩa tâm linh, phù hợp để dọn dẹp bàn thờ.
  • Khi bát hương quá đầy: Nếu chân nhang đã cắm dày đặc, gia chủ có thể chọn ngày lành để thực hiện.
Thời điểm tỉa chân nhang bát hương rất quan trọng
Thời điểm tỉa chân nhang bát hương rất quan trọng

Chuẩn bị trước khi tỉa chân nhang

Trước khi tiến hành nghi lễ, gia chủ cần chuẩn bị:

  • Lễ vật: Hương, hoa tươi, trầu cau, rượu trắng, bánh kẹo.
  • Dụng cụ: Khăn sạch, nước sạch (nước lá bưởi hoặc nước ngũ vị hương nếu có), đĩa để đựng chân nhang cũ.
  • Tâm thế: Tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc trang nghiêm để thể hiện sự thành kính.

Sau khi chuẩn bị xong, gia chủ thắp hương và đọc văn khấn để xin phép tổ tiên, thần linh trước khi tỉa chân nhang.

Nghi thức tỉa chân nhang bát hương chúng ta nên chuẩn bị kỹ lưỡng
Nghi thức tỉa chân nhang bát hương chúng ta nên chuẩn bị kỹ lưỡng

Văn khấn tỉa chân nhang bàn thờ Gia tiên

Khi bao sái bàn thờ thì việc rút chân nhang để gọn gàng sạch sẽ là cần thiết, chúng ta cần tuân thủ các việc sau:

Rút chân nhanh bát hương Bàn thờ Gia tiên
Rút chân nhanh bát hương Bàn thờ Gia tiên

Bài 1: Văn khấn xin phép rút chân nhang

Dưới đây là mẫu văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ gia tiên đầy đủ mà gia chủ có thể tham khảo: 

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con xin tấu lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần.

Con xin tấu lạy Ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con xin tấu lạy các cụ tổ tiên nội – ngoại, chư vị tiên linh.

Tín chủ con là:……………… 

Chú tại:………………….

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa được chu toàn nên để ám hương có chút bụi bẩn, có chút chưa được thanh tịnh, xanh yên. 

Tín chủ con kính cáo với các chư vị gia tiên chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay, xin cho phép tín chủ chúng con được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm nhất, kính mong chư vị chứng giám và gia hộ. 

Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho chúng con lau dọn được khang trang mỹ hảo cho hương án được an chính vị, cho phần âm được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Cho cung tài không động, cung lộc không hao xin chư vị gia tiên phù hộ. 

Tín chủ con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành, nếu có bất cứ điều gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

Bài 1: Văn khấn sau khi rút chân nhang bàn Gia tiên

Dưới đây là mẫu văn khấn sau khi rút chân nhang bàn thờ gia tiên: 

Con kính lạy các vị tổ tiên, bà cô ông mãnh, các vị thần linh.

Con xin cảm tạ các vị đã ban cho con nhiều ơn lành, phù hộ cho gia đình con luôn an khang, thịnh vượng.

Con xin tạ ơn các vị đã cho phép con được tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ cho sạch sẽ, trang nghiêm.

Con xin hứa sẽ luôn giữ gìn bàn thờ, thường xuyên thắp hương cúng dường, biết ơn và hiếu kính các vị.

Con mong các vị luôn ở bên con, giúp đỡ con trong mọi việc, ban cho con nhiều may mắn, bình an và tài lộc. Con xin chúc các vị sức khỏe dồi dào, an vui hạnh phúc.

Con xin cúi đầu thành kính.”

Văn khấn tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài

Để thực hiện thủ tục rút chân nhang bàn thờ Thần Tài Ông Địa chúng ta cần tuân thủ các bài khấn trước và sau khi rút đầy đủ để nhận trọn vẹn tài lộc:

Rút chân nhang bàn thờ Thần Tài Ông Địa
Rút chân nhang bàn thờ Thần Tài Ông Địa

Bài 1: Trước khi tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:………

Hôm nay là ngày ……… tháng ……., con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia các quan để cho sạch sẽ mong chư vị chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

Bài 2: Sau khi tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:………

Hôm nay là ngày ……………………….., con đã thực hiện xong việc bao sái bàn thờ Thần tài, rút chân nhang. Kính mời các quan về ngự lại nơi bàn thờ để con tiếp tục việc thờ cúng.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật.”

Sau khi khấn xong, gia chủ chờ hương cháy hết khoảng 2/3 thì bắt đầu tỉa chân nhang. Chân nhang cũ rút ra có thể hóa vàng hoặc bỏ vào nơi sạch sẽ, không vứt bừa bãi.

Một số lưu ý khi tỉa chân nhang

  • Không tự ý di chuyển bát hương: Nếu cần thay tro hoặc làm sạch sâu, phải thực hiện thêm lễ xin phép riêng.
  • Giữ tâm thanh tịnh: Tránh cãi vã, nói lời không hay trong lúc làm lễ.
  • Hóa tro cẩn thận: Tro từ bát hương cũ nên thả xuống sông hoặc chôn ở nơi sạch sẽ, không đổ vào thùng rác.
Nên lưu ý không nên di chuyển lư hương trong quá trình rút chân nhang
Nên lưu ý không nên di chuyển lư hương trong quá trình rút chân nhang

Kết luận

Tỉa chân nhang bát hương không chỉ là việc dọn dẹp mà còn là cách để gia đình bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng với tổ tiên và thần linh. Việc đọc văn khấn tỉa chân nhang bát hương đúng cách sẽ giúp nghi lễ thêm phần trang nghiêm, ý nghĩa.

Bàn thờ Toàn Thắng là chuyên gia nội thất phòng thờ
Bàn thờ Toàn Thắng là chuyên gia nội thất phòng thờ

Trên đây là các bài văn khấn rút chân nhang bát hương mà Bàn thờ Toàn Thắng sưu tầm đầy đủ trong nhân gian. Quý khách hàng có thể lưu lại để sử dụng khi cần. Đừng quên theo dõi website chúng tôi thường xuyên để cập nhật những kiến thức hữu ích.

Văn Phong

Avatar of Văn PhongTôi là CEO và Founder của Bàn thờ Toàn Thắng. Chuyên về thiết kế và thi công nội thất phòng thờ. Với sự hỗ trợ của đội ngủ Thợ, Tư vấn viên đầy kiến thức về phong thủy. Nay Chúng tôi đã gặt hái nhiều thành công. Hy vọng vẫn nhận được sự ủng hộ từ Quý khách hàng trong thời gian tới.
Linkedin | Pinterest | Facebook | Twitter